Bánh đúc thịt mà được ăn buổi trưa nắng hè thì còn gì tuyệt hơn. Thử ăn miếng bánh đúc nhuyễn trắng mịn, được chan với nước thịt xào chín, thêm những mảnh hành khô phi vàng thơm làm bao nhiêu mệt mỏi cũng đều tan biến.

Nguyên liệu làm bánh đúc thịt

- 200g bột gạo - 100ml nước vôi trong - 600ml nước - 300g thịt nạc heo - 50g nấm mèo - 2 muỗng dầu - ½ muỗng cà phê muối - 2 muỗng cà phê hạt nêm - 2 muỗng đường - 1 muỗng nước chanh - 2 muỗng nước mắm - 200ml nước sôi nguội - 100g hành khô - Hành lá
Cách làm bánh đúc thịt

Hòa tan bột gạo cùng nước vôi trong, cho thêm nửa thìa muối và nước rồi khuấy đều sao cho hỗn hợp bột nhuyễn và lỏng. Để chỗ mát khoảng 1h.

Hành khô lọt vỏ, thái lát. Cho vào chảo dầu ăn phi thơm và vàng.

                      

Thịt lợn xay nhỏ, ướp với tiêu và hạt nêm khoảng 15 phút. Mộc nhĩ rửa sạch, băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho thịt và mộc nhĩ vào xào cho chín và thơm. Rắc thêm hành lá và tiêu vào xào cho dậy mùi thơm.

Cho bột vào nồi, khuấy đều tay và bật lửa to đến lúc bột sôi rồi giảm nhỏ. Tiếp tục khuấy đều tay đến khi bột chín và trở nên đặc. Khi bột đã róc ở thành nồi thì bắc ra.

Pha nước chan bánh đúc: 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 2 thìa mắm, 200ml nước trắng hòa tan. Lúc ăn bạn múc bánh đúc ra bát rồi cho thịt xào lên trên, rưới nước mắm vừa pha rồi thưởng thức.

                         

Bánh đúc nóng là một món quà vặt dân dã của người Việt Nam. Có nhiều cách làm bánh đúc như bánh đúc lạc, bánh đúc đường... Tuy nhiên, với biến tấu hấp dẫn là bánh đúc chan nước thịt, bạn sẽ dễ ăn hơn. Bánh đúc mềm mịn, thịt xào thơm phưng phức sẽ khiến món bánh đúc thêm hấp dẫn hơn. Bánh đúc thịt mà được ăn buổi trưa nắng hè thì còn gì tuyệt hơn. Thử ăn miếng bánh đúc nhuyễn trắng mịn, được chan với nước thịt xào chín, thêm những mảnh hành khô phi vàng thơm làm bao nhiêu mệt mỏi cũng đều tan biến.
Chỉ cần một chút dầu dừa là bạn đã có được món kem bọc vỏ sô cô la giòn rụm giống ngoài hàng rồi.

                    

Nguyên liệu:

+ 160g sô cô la

+ 100g dầu dừa

+ Kem

Cách làm:

- Bước 1: Cho sô cô la và dầu dừa vào lò vi sóng làm nóng để chúng tan chảy.

- Bước 2: Trộn đều sô cô la cùng dầu dừa trong một chiếc bát.

- Bước 3: Từ từ đổ hỗn hợp trên vào cốc kem lạnh và quan sát điều kì diệu xảy ra.

- Bước 4: Lớp sô cô la ở bên trên sẽ đông cứng lại tạo thành lớp vỏ phủ ngoài kem.

                      

Sở dĩ lớp sô cô la đông cứng nhanh chóng như vậy bởi nó có chứa dầu dừa. Khi gặp kem lạnh, dầu dừa hòa quyện cùng sô cô la ngay lập tức đông lại tạo thành lớp vỏ giòn bọc phía ngoài kem.
Chỉ mất vài phút đứng bếp, không tốn quá nhiều công sức sơ chế nguyên liệu, bạn đã có một bát canh giàu dinh dưỡng cho gia đình. 

Nguyên liệu:

400 g rau muống, 200 g tôm, một quả cà chua, một quả me tươi hoặc một thìa cà phê me khô, một nắm lá giang (còn gọi là lồm, nếu không có loại lá này thì nên cho nhiều me hơn), ớt, gia vị (bột canh tôm, muối, mì chính, một chút đường).

                         

Chế biến

Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, tôm cắt râu, rau thái nhỏ, cà chua bổ múi cau. me cạo vỏ.

Đặt nồi nước, nước sôi thì cho gói gia vị bột tôm, cà chua, me vào trước. Đun cho đến khi nước sôi lại thì cho tôm, rau muống và lá giang vào. Để lửa to cho rau xanh. Khi rau muống chín tới, cho ớt, gia vị vừa miệng. Múc canh ra bát. Dầm nát me và cà chua cho nước chua.

Lưu ý: Khi nấu lá giang, me cũng như các loại canh chua khác, không nên sử dụng nồi nhôm mà dùng nồi thủy tinh, nồi inox, hay nồi tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và múc ngay ra bát khi canh chín, do axit trong chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc.
Lẩu là món ăn quen thuộc với khá nhiều người, không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được ưa thích bởi sự độc đáo, đa dạng và một sự hấp dẫn khá đặc biệt. nhất là đối với tiết trời se se lạnh như hiện nay. Lẩu thì phong phú rất nhiều loại như lẩu hải sản Thái Lan, lẩu gà, lẩu cua… Cuối tuần này mình xin chia sẻ cách bạn cách nấu lẩu đầu cá hồi ngon đặc sắc để bạn bổ sung thêm vào list các món ăn ngon cho gia đình mình nhé!

                           

Nguyên liệu gồm có:

Đầu cá hồi: 500 gam, thêm một ít vây cá hồi nữa thì càng tốt ^^.

Xương ống: 500 gam

Bún: 1 kg

Cà chua: 2 quả

Măng chua: 200 gam

Ớt, tỏi, xả, me

Các loại rau nhúng lẩu :1/4 quả dứa, kim chi (100 gam), cải xanh (100 gam), cải thảo(100 gam) , rau muống (100gam) …

Gia vị : Muối, hạt nêm , nước mắm ,dầu ăn, đường, bột nghệ

cách nấu lẩu đầu cá hồi ngon

Các bước thực hiện món lẩu đầu cá hồi:

Xương ống rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó ninh trong khoảng 1h đồng hồ để lấy nước dùng.

Làm sạch đầu cá hồi,sau đó ướp đầu cá hồi với một ít nước mắm,hành tím, bột nghệ.

Để loại bỏ bớt mùi tanh của cá hồi, mách nhỏ bạn nhé là mình có thể khử mùi bằng việc trần cá sơ qua bằng nước gừng nấu sôi hoặc cách khác cho một ít rượu trắng cộng với một vài lát gừng,ướp 15 phút sau đó rửa sách sẽ rất hiệu quả) ^^

Các loại rau nhúng lẩu đem rửa sạch,để ráo

Cà chua : cắt múi cau; xả , tỏi, ớt băm nhuyễn

Măng chua luộc kĩ rồi thái lát mỏng, bên cạnh đó lấy 1 ít nước ấm cho me vào và lọc lấy nước cốt.

Phi một ít dầu với tỏi, xả và ớt để gia tăng hương vị cho món ăn

Đun sôi lại nước dùng, cho nước cốt me vào, nêm mắm, hạt nêm và đường phù hợp với khẩu vị ăn. Sau đó cho đầu cá hồi, cà chua, măng chua, dứa vào và đun sôi lên. Cho hôn hợp vừa phi vào, có thể thêm trái ớt nhỏ vào nồi lẩu để tăng them vị cay cho món ăn nhé.

Và cuối cùng là thưởng thức thành quả mà chúng ta vừa mới hoàn thành, món ăn này trụng với rau và ăn kèm với bún rất ngon. Chắc hẳn sẽ đem lại cho bạn và những người thân yêu của mình những trải nghiệm tuyệt vời đấy nhé.

Chúc các bạn thành công và hãy chia sẻ với mọi người để tất cả đều có dịp được trổ tài hay thưởng thức món ăn mới này nhé
Đào đầu mùa thường chua nhưng lại rất giòn và thơm nên đem làm đào dầm là ngon nhất!

Để làm đào dầm, bạn cần chuẩn bị:

                     

- 500g đào tươi

- 50g đường

- 15g muối

- 5g ớt bột

Các bạn thể dùng muối tôm hoặc muối ô mai để thay thế muối bình thường.

Cách làm đầo dầm như sau:

Bước 1:

- Đầu tiên, bạn pha 2 thìa đường vào 1 bát nước to rồi cho đá vào nhé!

Bước 2:

- Gọt bỏ vỏ đào rồi tách đào thành từng miếng nhỏ. Chúng ta cần ngâm ngay đào vào nước đường lạnh để đào ra bớt chua và giòn hơn nhé! Ở bước này nhiều người thường dùng nước muối nhưng nước muối sẽ làm cho đào bị dai chứ không giòn đâu.

                         

Bước 3:

- Sau khi ngâm nước đá khoảng 10' thì các bạn vớt đào ra và ướp với số đường còn lại.

                         

Bước 4:

- Khi đường đã tan hết thì bạn cho nốt muối và ớt bột vào trộn đều rồi để trong khoảng 5' là có thể ăn được rồi!

Đào sẽ ngon hơn khi được ướp lạnh đấy các bạn ạ!

Giờ thì không còn ngại đào chua đầu mùa nữa nhé!

Miếng đào giòn tan...

                       

Ngấm đượm vị chua - cay - mặn ngọt rất ngon!

Nếu thích tăng thêm mùi vị cho đào thì bạn có thể dùng muối ô mai hoặc muối tôm để ướp nhé!
Món bánh mousse chanh leo thơm ngon

                         

Nguyên liệu:

- Bạt ga tô có sẵn
- Kem tươi 300g
- Chanh leo 5 quả (100g nước cốt)
- Lá gelatine 3 lá
- Đường xay 50g
- Hoa quả trang trí

Cách làm:
- Kem tươi đánh bông
- Chanh leo lọc lấy nước cốt, trộn cùng đường cho tan
- Lá gelatine ngâm cùng 1 ít nước rồi làm tan chảy
- Bạt ga tô lót xuống đáy khuôn
- Cho nước galentin vào nước chanh leo trộn đều, tiếp theo cho kem tươi vào quấy nhẹ tay sau đó bơm vào trong khuôn và để vào tủ lạnh cho đông cứng.
Dùng nước cốt chanh leo, lá gelatine để trang trí mặt bánh cùng hoa quả tươi.
Hôm qua, hai mẹ con tớ ôm nhau, mẹ tớ bảo "Mẹ yêu Dế, Dế yêu mẹ, hai mẹ con mình yêu nhau, không cho bố yêu với nhé". Tớ gật gù nhất trí với mẹ tớ. Chiều qua, mẹ tớ làm tặng tớ cách làm bánh gato kem tươi ngon tuyệt này.

Hôm qua, hai mẹ con tớ ôm nhau, mẹ tớ bảo "Mẹ yêu Dế, Dế yêu mẹ, hai mẹ con mình yêu nhau, không cho bố yêu với nhé". Tớ gật gù nhất trí với mẹ tớ. Chiều qua, mẹ tớ làm tặng tớ cách làm bánh gato kem tươi ngon tuyệt này.

     

Nguyên liệu làm bánh gato Hồng Kông đây này:

- trứng 4 quả
- sữa tươi ko đường :35gr
- dầu ăn :35gr
- bột mỳ :50gr
- bột ngô :50gr
- chanh :1/4 quả (lấy nước cốt)
- muối :1 nhúm nhỏ (khoảng 1gr)
- đường :120gr

Cách làm :

- Trứng tách lòng trắng, lòng đỏ riêng
- Cho dầu ăn, sữa tươi vào lòng đỏ, dùng phới đánh bằng tay cho nhuyễn
- Cho bột mỳ, bột ngô vào đánh nhuyễn cùng
- 1/4 quả chanh vắt nước cốt cho vào lòng trắng, cho muối vào luôn cùng, dùng máy đánh bông cứng lòng trắng rồi đổ từ từ đường vào đánh cho đến khi bông cứng lòng trắng với đường (hỗn hợp lòng trắng sẽ rất dẻo và mịn thì mới là đẹp)
- 1/3 hỗn hợp lòng trắng vào hỗn hợp lòng đỏ, dùng phới trộn cho đều (để hỗn hợp lòng đỏ mềm ra) rồi cho nốt phần lòng trắng còn lại vào trộn nhẹ tay cho đều hết lên
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn, lưu ý là khuôn đáy rời, không quét dầu ăn hay bơ gì cả (có thể cắt giấy thành hình tròn để lót ở đáy khuôn thôi là được )
- Nướng ở ~ 150 độ (nhiệt độ thấp hơn là nhiệt nướng bánh gato kiểu cơ bản 1 chút )
- Thời gian: khoảng 50 phút

Lưu ý: Khi bánh chín thì bỏ ra, để thật nguội thì mới dùng dao dọc 1 vòng xung quanh thành khuôn rồi đổ bánh ra, nếu đang nóng đổ ra ngay bánh rất dễ bị xẹp hoặc bị co lại. Bánh nở xốp, mịn, rất nhẹ và không khô như bánh gato cơ bản. Đánh bông kem tươi và trét lên trên mặt bánh. Vì không có hoa quả để trang trí nên ở đây, mẹ tớ rắc một ít bột cacao và trang trí như trên.
Thịt kho tàu là một món ăn được ưa thích trên cả 3 miền của đất nước Việt Nam. Rất nhiều gia đình ăn món thịt kho tàu thơm ngon trong bữa cơm tối. Thịt kho tàu thường nấu chung với trứng gà hoặc trứng cút. Mời các mẹ yêu bếp núc tham khảo cách nấu món này thật ngon với công thức chuẩn nhất nhé.

Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món như: cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải muối chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ. Thịt kho tàu không phải là món ăn mới, nhưng chưa chắc ai cũng biết cách nấu thịt kho tàu ngon nhất đâu nhé.

                         

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu:

– 500g thịt chân giờ hoặc thịt ba chỉ (nên lựa thịt có da mỏng mới ngon và mau mềm)
– 10 quả trứng cút (hoặc trứng gà)
– 1 trái dừa tươi
– Nước mắm ngon
– Đường, muối, hạt tiêu
– hành củ

Cách làm món thịt kho tàu:

– Ướp thịt ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng với nước mắm ngon, đường, ít muối và hạt tiêu, hành, tỏi cho thịt thật thấm gia vị.

– Đảo thịt cho thật săn lại rồi mới đổ nước dừa vào ngập thịt. Ban đầu vặn lửa lớn cho sôi và vớt bỏ bọt. Sau đó, vặn lửa liu riu để thịt mềm dần và nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián. Để nước thịt trong và đẹp, không nên đậy nắp trong khi nấu.

– Khi thịt hơi mềm cho trứng cút (trứng gà hoặc trứng vịt) luộc chín, đã bóc vỏ vào kho chung. Trứng không nên bỏ vào sớm kho lâu sẽ bị chai cứng, đổi màu nâu không ngon.

– Nêm nếm lại cho vừa ăn, thường nước thịt đã có vị ngọt tự nhiên của nước dừa nên chỉ thêm một tí nước mắm là nồi thịt đã đậm đà.

Lưu ý khi nấu món thịt kho tàu:

– Nên chọn thịt chân giò, miếng có cả nạc lẫn mỡ và da thì kho xong thịt sẽ mềm, trông đẹp mắt hơn. Tốt nhất là tỷ lệ mỡ và thịt bằng nhau nhưng nếu sợ ăn béo có thể mua miếng nhiều nạc hơn.

– Ướp thịt ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng với nước mắm ngon, đường, ít muối và hạt nêm cho thịt thật thấm gia vị. Hành, tỏi giã nát giúp thịt thơm ngon hơn nhưng kho để dành ăn lâu thì đừng nên bỏ thêm hai nguyên liệu này.

– Tao thịt cho thật săn lại rồi mới đổ nước dừa vào ngập thịt. Ban đầu vặn lửa lớn cho sôi và vớt bỏ bọt. Sau đó, vặn lửa liu riu để thịt mềm dần và nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián. Để nước thịt trong và đẹp, không nên đậy nắp trong khi nấu.

– Nếu nước dừa cạn thì châm thêm nước sôi vào. Đừng ham kho nhiều nước dừa, nồi thịt sẽ có màu quá sậm không đẹp.

– Khi thịt hơi mềm cho trứng vịt luộc chín, lột vỏ vào kho chung. Trứng không nên bỏ vào sớm kho lâu sẽ bị chai cứng, đổi màu nâu không ngon.

– Nêm nếm lại cho vừa ăn, thường nước thịt đã có vị ngọt tự nhiên của nước dừa nên chỉ thêm một tí nước mắm là nồi thịt đã đậm đà.

– Để món thịt kho tàu ăn trong nhiều ngày mà vẫn ngon như mới thì bạn nên chia nồi thịt kho thành nhiều phần và cho vào ngăn đá. Hôm nào muốn ăn thì lấy từng hộp ra hâm nóng. Như vậy, thịt và trứng không bị cứng do hâm đi hâm lại quá nhiều lần.

Cách nấu thịt kho tàu thơm ngon đến miếng cuối cùng bằng lò vi sóng

Bạn cũng có thể nấu món thịt kho tàu bằng lò vi sóng đấy nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách nấu thịt kho tàu trong lò vi sóng:

Nguyên liệu:

– 300gr thịt chân giò
– 1 tép hành khô
– 1 thìa dầu hào
– 1 thìa xì dầu
– 1 ít xì dầu đen
– 1 ít nước mắm
– Tiêu bột, bột nêm
– Bột năng

Cách làm thịt kho tàu bằng lò vi sóng:

– Trộn thịt và xì dầu đen, xì dầu, dầu hào hạt tiêu, bột nêm cho ngấm
– Bọc giấy bảo quản và cho vào lò để chế độ vi sóng trong vòng 1 phút
– Bỏ ra đảo đều rồi đổ nước cho ngập thịt
– Bọc giấy và quay chế độ 320W trong vòng 20 phút
– Cho thêm chút bột năng vào đảo đều và tiếp tục quay trong vòng 10 phút

Vậy là chúng ta đã làm xong món thịt kho tàu rồi nhé! chúc các bạn có một bữa ăn ngon miệng.
Cách nấu món thịt kho tàu trứng cút

Cuối tuần có nhiều thời gian các mẹ hãy làm món thịt kho tàu trứng cút thật ngon để cả nhà cũng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu trứng cút:

– Thịt ba chỉ: 300 gr
– Trứng chim cút: 30 quả
– Đường trắng: 2 thìa
– Gia vị, mắm, tiêu, ớt.

                         

Cách làm món thịt kho tàu trứng cút:

Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng to, ướp với chút gia vị.

Bước 2: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.

Sau đó cho lên rán vàng.

Bước 3: Cho đường vào nồi đun đến khi chuyển màu cánh gián thì cho thêm chút nước. Ta đã có nước hàng để kho thịt.

Bước 4: Cho thịt, nước màu, ớt, hạt tiêu, nước mắm vào chung một nồi rồi bắc lên bếp kho liu riu lửa đến khi thịt chín gần mềm.

Bước 5: Khi thịt gần mềm, cho trứng cút đã rán vào kho chung đến khi thịt mềm hẳn thì tắt bếp. Cho thịt kho tàu với trứng cút ra đĩa và thưởng thức nhé!

Thịt kho tàu cùng trứng cút nên ăn nóng, rất hợp ăn kèm với xôi và cơm trắng.

                        

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với thịt kho tàu trứng cút!
Nếu hanjeongsik, hay là bữa cơm với nhiều món của Hàn Quốc, là một hình ảnh thu nhỏ của ẩm thực cao cấp, thì teokbokki chắc chắn là món ăn vặt tiêu biểu có mặt ở mọi ngóc ngách của các khu phố và những quán ăn nhỏ ở Hàn Quốc. Món teokbokki giàu protein và vitamin là một món ăn nhẹ thường được ưa chuộng bởi các công nhân làm ngoài giờ, học sinh đi học thêm vào buổi tối hay trẻ em sau khi chơi đùa. Món ăn phổ biến này được làm từ bánh gạo xào cùng cà rốt, cải bắp, hành tây và chả cá với tương ớt.

Tuy nhiên, đây không chỉ là một loại thức ăn vặt ngon và rẻ. Một phiên bản sang trọng của teokbokki là gungjung teokbokki (teokbokki cung đình) cũng tồn tại và đã được phục vụ trong hoàng cung như một món ăn nhẹ cho cả hoàng tộc. Gungjung teokbokki bao gồm thanh bánh gạo, thịt bằm, nấm, cà rốt và jidan (lòng trắng và lòng đỏ trứng được chiên riêng biệt rồi thái sợi) xào với tương ớt. Loại tương ớt lên men tốt, chất lượng cao là chìa khóa thành công của món ăn này. Hiện nay thì có rất nhiều công thức được sáng tạo ra sử dụng các loại nguyên liệu và cách nấu không thông thường; ví dụ như, bánh gạo có phô mai hoặc miếng chả cá, jajang (một loại xốt làm từ tương đậu nành đen) hay xốt carbonara kiểu Ý.

Món bánh gạo xào sau khi hoàn thành

Hãy gắp một miếng bánh gạo và rau rồi ăn cùng lúc. Để ăn kèm với món này, hãy gọi thêm một chén odenggungmul – canh eomuk (chả cá). Eomuk là những lát cá hấp có tẩm gia vị. Nó thường được cho vào nước dùng để làm canh hay kho trong xoong và dùng như món ăn kèm.

Nguyên liệu làm bánh gạo cay teokbokki (Khối lượng 280 Kcal, chia làm 4 phần)
400g bánh gạo
200g chả cá
100g cải bắp
1 củ cà rốt
1 cọng hành baro
Xốt cay
4 muỗng canh tương ớt
1 muỗng cà phê bột ớt
1 muỗng cà phê tỏi băm
1 muỗng cà phê đường bắp
3 muỗng canh đường
3 chén nước
Cách làm bánh gạo cay teokbokki
Cắt chả cá thành từng miếng dài 2,5cm. Sau đó xả với nước nóng để cá sạch dầu.
Rửa bánh gạo.
Cắt cà rốt, cải bắp và hannh2 baro thành miếng nhỏ vừa ăn.

Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo xào 5 phút.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ăn Hàn Quốc này nhé


Những món canh thơm ngon, hấp dẫn, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe chính là điểm nhấn vô cùng quan trọng trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Chính vì vậy, để bữa ăn hàng ngày trở nên phong phú hơn, ngon miệng và tốt cho sức khỏe thì chị em nội trợ cần phải khéo léo trong việc chế biến hàng ngày góp phần mang đến cho cả gia đình những món canh ngon, ý nghĩa và cách nấu canh bí đỏ dưới đây sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn để bạn chăm sóc bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn.

Cách nấu canh bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu nấu canh bí đỏ

- Bí đỏ: 500g. (Bạn nên chọn loại vừa, đừng non quá mà cũng đừng già quá để món canh bí đỏ ngọt ngon hơn nhé). Bí đỏ cũng có tên gọi khác là bí ngô

- Tôm sú: 200g, bạn có thể thay thế bằng tôm đất cũng rất ngon nhé;

- Xương lơn: 200g. (Nên chọn xương đuôi sẽ ngọt, ít béo và hôi hơn).

- Hành lá, rau mùi, rau ngổ: 100g;

- Ớt sừng: 3 trái;

- Gia vị: 3 củ hành khô, 5 múi tỏi, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, muối, ớt bột, tiêu bột, nước mắm.

                      

Nguyên liệu nấu canh bí đỏ
Sơ chế nguyên liệu nấu canh bí đỏ

- Bí đỏ: Gọt vỏ, bỏ phần ruột bí bên trong, rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn, bạn có thể tỉa thành nhiều hình thù yêu thích nữa nhé;

- Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn, chia đôi phần hành;

- Tôm sú: Rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đường chỉ đen trên sóng lưng, dùng chày – cối giã nhỏ vừa rồi ướp tôm với tỏi băm, ½ phần hành băm nhỏ, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu trong 15 phút để tôm ngấm đều gia vị;

- Xương lợn chặt nhỏ, rang qua với chút mắm và đêm hầm nhừ để lấy nước dùng.

- Hành lá, rau mùi, rau ngổ: Nhặt và rửa sạch, thái nhỏ, để một ít rau mùi, đọt rau ngổ trang trí;

- Ớt sừng: Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát, để vài lát dùng trang trí, phần còn lại trộn với 3 thìa nước mắm nguyên chất để ăn kèm canh bí đỏ.

Sự thật đằng sau món canh bí đỏ đưa cơm nhất
Thực hiện nấu món canh bí đỏ/bí ngô

- Phi thơm 2 thìa dầu ăn với phần hành băm nhỏ và một ít ớt bột để món canh bí đỏ có màu sắc hấp dẫn, nếu không ăn cay bạn có thể thay thế ớt bột bằng bột điều nhé;

- Cách nấu canh bí đỏ đậm đà, đúng vị nhất là cho tôm đã ướp gia vị vào xào chín đều, tiếp tục cho bí đỏ vào xào nhanh tay với lửa lớn rồi cho nước hầm xương vào đun sôi (Chú ý: Khi canh sôi, bạn dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong và không bị hôi). Nêm gia vị vừa ăn và tiếp tục đun đến khi thấy bí đỏ chín nhừ, ngọt bùi thì tắt bếp. Cho hành lá, rau mùi, rau ngổ thái nhỏ và một ít tiêu bột lên trên;

- Bày món canh bí đỏ ra tô lớn, trang trí bên trên bằng ớt thái lát, rau mùi, đọt rau ngổ là bạn đã có thể thưởng thức món canh ấm nóng, thơm ngon, dinh dưỡng này rồi đấy.

Canh bí đỏ thơm ngon và bổ dưỡng

Yêu cầu và thưởng thức món canh bí đỏ

- Món canh bí đỏ được trình bày bắt mắt, màu sắc hài hòa, bí đỏ ngọt bùi, thơm ngon, nước canh trong, ngọt ngon, vị vừa ăn, thịt tôm tươi ngon, rất hấp dẫn;

- Với món canh này bạn nên dùng ngay lúc nóng với cơm trắng để thưởng thức hết vị ngon của nó nhé và đừng quên dùng kèm nước mắm trộn ớt thái lát cho thêm phần đậm đà đấy.

Thật đơn giản, thật tiết kiệm phải không nào, chỉ với những thực phẩm quen thuộc và khá rẻ tiền cùng với thời gian chế biến nhanh – gọn nhưng đã giúp bạn mang đến cho cả gia đình một món canh vừa ngon vừa bổ rồi đấy. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu canh bí đỏ.
Với vài nguyên liệu dễ kiếm và ba bước đơn giản là bạn đã có món xào ngon miệng cho bữa cơm gia đình rồi.

                       

Nguyên liệu:

- 1-2 con mực ống
- 1/2 quả dứa
- 3 tép tỏi, 1 nhánh nhỏ gừng
- 1 cây tỏi tây
- Gia vị: hạt nêm, bột canh, hạt tiêu.

                      

Nguyên liệu sau khi sơ chế.


Cách làm:

- Mực rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Dứa bỏ mắt, rửa sạch, thái miếng dày khoảng 0,5 cm. Tỏi tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 3-4 cm. Gừng tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ướp mực với gừng băm và chút hạt nêm, bột canh, để khoảng 30 phút cho gia vị thấm.

- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, phi thơm tỏi, đổ mực đã ướp vào xào. Đảo đều khoảng 3 phút thì cho tiếp dứa vào chảo, đến khi dứa chín mềm mới cho tỏi tây vào, nêm nếm lại vừa ăn.

- Tắt bếp, rắc hạt tiêu lên, múc ra đĩa dùng nóng với cơm hoặc làm món nhắm.

Mực giòn ăn kèm dứa chua chua ngọt ngọt rất ngon.
Canh cá nấu cà tím là một món ăn dân dã, giản dị mà ngon cơm. Là món canh kết hợp hoàn hảo giữa đầu cá, cà tím cùng các gia vị đặc trưng tạo nên một bát canh cá vô cùng đặc sắc và hấp dẫn. Hãy vào bếp cùng chúng tôi để chế biến món canh nấu cà tím thơm ngon cho mùa hè nhé!


Nguyên liệu Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món canh cá nấu cà tím:

 1 khúc đầu cá 

3 quả cà tím 

Rau răm, hành lá, thì là 

Dầu ăn, gia vị, muối hạt, nước mắm, mẻ chua, bột nghệ 


 1 Cách làm canh cá nấu cà không quá khó như bạn tưởng. Đầu tiên bạn bóp cá qua muối hạt rửa sạch, xắt khúc rồi để ráo nước. 


2 Sau đó bạn cho dầu ăn vào chảo, đem chiên cá sơ qua bên ngoài. 


3 Cà tím bạn thái hình múi cau ngâm vào nước muối loãng 30 phút. Sau đó bạn đổ cà ra cho ráo nước, rồi cho vào nồi ướp với gia vị và bột nghệ.


4 Tiếp đến, bạn làm nóng dầu ăn trong nồi, cho cà vào xào sơ cho đến khi thấm gia vị. Sau đó, bạn cho nước ngập mặt cà, đun nước sôi rồi thả cá vào, vặn nhỏ lửa om thêm khoảng 20 phút. 


5 Bạn hòa mẻ với nước lọc qua rây, đổ chung vào đun cùng canh cá. 


6 Hành lá, rau thơm gia vị bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Những gia vị hành lá này sẽ được cho vào sau khi canh cá nấu cà tím được nấu xong và bắc ra khỏi bếp. 


7 Khi cá chín thì cho hành ngò vào, tắt bếp và nêm thêm chút nước mắm ngon rồi múc ra bát, dùng nóng. Canh ca nau ca tim thơm ngon bổ dưỡng ngày hè Thành phẩm Canh cá nấu cà tím có vị chua và thơm nhẹ của mùi mẻ, của rau thơm, hành ngò gia vị, cá ăn rất ngọt thịt, cà mềm chín tới và nước dùng ngọt đậm đà. Món canh dân dã mà mang nhiều hương vị này sẽ khiến bữa cơm của gia đình bạn càng trở nên hấp dẫn hơn. Bạn có thể thêm vào thực đơn của gia đình mình món canh cá cà chua, món canh này cũng rất mát và bổ dưỡng trong những ngày hè oi bức đấy! Ngoài ra, còn rất nhiều món canh cá hấp dẫn bạn có thể thực hiện trong mùa hè để làm phong phú thêm cho bữa cơm gia đình. Xem ngay tại đây nhé! Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món canh cá nấu cà tím này!
Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột.

1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày.
Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.
Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.

                       

Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường.

2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng.
Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.

3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.
Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.

4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.

5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.

6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.

7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín.
Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.

8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy cho lo vi song, trung bình cần 15 phút để thực phẩm chín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.

9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

10. Cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
Chắc có nhiều mẹ khi làm cá sẽ rất ngại mùi tanh của chúng. Không chỉ ám vào tay mà còn làm món ăn mất ngon nếu không biết cách khử đi mùi khó chịu này.

Chúng ta hãy thử nghiệm qua một số cách khử mùi sau cho cá và một số hải sản khác nữa nhé:

1. Cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vẩy, cắt vây và loại bỏ sạch màng đen trong bụng. Rửa sạch với nước rồi xát cá với muối, để vậy vài phút rồi rửa sạch lại bình thường.

2. Cắt đôi quả chanh vắt vào cá, ngâm từ tầm 3 phút rồi làm sạch lại bình thường. Tuy nhiên, các mẹ đừng để cá quá lâu trong nước chanh vì cá sẽ bị lột da và mất đi vị tươi.


                       

3. Có thể ướp cá trước với 2 thìa rượu trắng, sau đó rửa sạch và chế biến như thường. Cá sẽ hết mùi tanh và còn có vị thơm.

4. Với cá basa, cá hú hoặc lươn, ta đổ ít nước nóng vào cá, ngâm một chút rồi cẩn thận cạo sạch nhớt. Cách này sẽ làm cá sạch và bớt được mùi tanh hiệu quả.

5. Với cá sông, ngoài mùi tanh từ cá còn có mùi từ bùn, ngoài việc dùng muối để xát, ta sẽ ngâm cá vào nước sạch đã pha giấm.

6. Trong quá trình nấu ăn, các gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau dăm, rau cần… sẽ làm bớt được mùi tanh từ cá.

7. Các chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me… nấu với cá trong các món canh không chỉ tạo ra mùi vị chua chua ngon tuyệt mà còn giảm được mùi tanh của cá tối đa.

8. Ngâm các hải sản như tôm, mực, nghêu, sò kỹ và rửa vài ba lần. Sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút, xả lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.

9. Các loại ốc sau khi ngâm rửa sạch đất cát, nên ngâm thêm với nước vo gạo, ốc sẽ nhả nhớt và làm mất mùi tanh.

Ngoài ra:

- Với nồi, chảo sau khi kho, chiên cá: để rửa sạch mùi tanh thì sau khi rửa bằng nước rửa chén, ta ngâm chúng trong nước trà (trà khô hay tươi gì đều được), rồi rửa lại bằng nước lạnh.

- Với dao, thớt vừa làm cá: dùng giấm chua để rửa trước khi dùng nước rửa chén, hoặc ngâm trong nước vo gạo, rửa lại bình thường.